Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Cây cỏ Vetiver và ứng dụng ở An Nhơn



Cây cỏ Vetiver và ứng dụng ở An Nhơn


Tổng quan về cỏ Vetiver

        
Cỏ Vetiver có tên khoa học là Chrysopogon zizanioides, có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ. Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ở gần 100 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, vào năm 1998 đã dịch và phát hành cuốn sách: cỏ vetiver- hàng rào chống xói mòn do john greenfield biên soạn. từ năm 1999 được nghiên cứu và nhân trồng ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh…đến năm 2001-2003 được bộ Nông nghiệp _PTNT, Bộ giao thông vận tải ra quyết định cho phép sử dụng vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng.


        
Đặc điểm hình thái: cây cỏ dạng bụi, thân mọc thẳng đứng, cứng chắc, không có thân ngầm nhưng có bộ rễ đồ sộ, phát triển nhanh, ngay trong năm đầu có thể ăn sâu 3-4m. Khi trồng dày phát triển thành hàng rào kín chống chịu nước chảy xiết, hạn chế xói mòn.


        
Là loại cỏ có phạm vi thích ứng rộng, nhiệt độ từ 220c - 550c , độ pH từ 3,5-12,5, chịu được hạn hán, ngập úng, có khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động bất lợi, chống chịu cao với thuốc diệt cỏ.


Giống cỏ Vetiver được nhập vào Việt Nam có nguồn gốc từ Philippin, Thailan, thường không ra hoa kết hạt.

        
Ở miền Trung và tây nguyên có giống cỏ Đế có đặc điểm tương tự, tên khoa học là Chrysopogon nemoralis, nhưng phát triển chậm, bộ rễ ngắn và hiệu quả không cao.


         
Những ứng dụng chính của cỏ Vetiver trong thực tế 


        
Qua các nghiên cứu và thực nghiệm có thể xác định những đặc tính cơ bản của cỏ Vetiver như sau:


     
 - Bộ rễ dài, ăn sâu có thể gia cường, ổn định mái dốc, tạo neo, nêm, bệ đỡ cho đất, giữ liên kết các hạt đất.

       
 - Giảm lượng nước mưa thực tế rơi xuống mái dốc, giảm xói mòn, rửa trôi.

        
 - Trồng thành hàng theo 2 hướng song song hoặc cắt ngang dòng chảy có tác dụng phân tán đều lượng nước mặt chảy tràn, chống chịu được nước chảy xiết, giảm tốc độ dòng chảy.

          
- Về đặc tính thủy lực rễ, cỏ Vetiver có tính kháng kéo và kháng cắt cao.

        
 Ở Việt Nam, từ những năm 2003 đã sử dụng vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng với một số ứng dụng chính là:

        
 - Ổn định mái dốc các tuyến đường bộ, đường sắt, đặc biệt hiệu quả với đường giao thông nông thôn, miền núi;

        
 - Ổn định đê đập, giảm nhẹ xói lở bờ sông, kênh mương, bờ biển. bảo vệ các công trình cứng như đê kè bê tông, đá xây, rọ đá;

         
 - Làm hàng rào ngăn giữ bùn đất, hạn chế tốc độ dòng chảy ở cửa vào hoặc cửa ra cống dẫn thoát nước;

        
 - Trồng thành hàng theo đường đồng mức ở phía trên kênh mương, rãnh xói để ổn định mái đốc;

       
- Trồng thành hàng dọc bờ đê, đập phía trên mực nước sông hoặc hồ để hạn chế xói lở do sóng vỗ.

 một số công trình, dự án đã ứng dụng như:

- Bảo vệ ta luy đường Hồ Chí Minh,
        
- Bảo vệ đê sông ở An Giang, Quãng Ngãi,

        
- Ứng dụng bảo vệ đê biển ở hải hậu, Nam Định,  

       
- Bảo vệ các cồn cát ven biển miền trung,

        
- Bảo vệ đê kè chống xói lở bờ sông ở Miền Trung và Miền tây Nam Bộ,

        
- Bảo vệ cụm dân cư vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long…   

 

        
 Một số thử nghiệm khác cũng đã thực hiện như xử lý ô nhiễm đất và nước, xử lý nước thải, rác thải bảo vệ môi trường ở các tỉnh, thành phố như Bắc Ninh, Bắc Giang,Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang…, tổng cộng khoảng 40 tỉnh thành trong cả nước.


        


Ứng dụng ở An Nhơn

An Nhơn thuộc hạ lưu sông Kone với nhiều nhánh sông có chiều dài trên 160 km, nhiều đoạn xung yếu bị sạt lở nặng (khoảng 50km), trong những năm gần đây được gia cố bằng nhiều hình thức từ đơn giản như đóng cừ, cọc tre, phên giằng, đổ đất gia cố, tới xây dựng kè bê tông còn gọi là kè cứng khá phổ biến, tới nay toàn thị xã có khoảng 15km được thực hiện bằng hình thức này.

Việc thực hiện gia cố đê kè chống sạt lở bằng cỏ Vetiver được thực hiện đầu tiên tại An Nhơn vào năm 2006, tại kè thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc với chiều dài khoảng 300m, tới nay cỏ đã mọc thành băng, hàng bền chắc, chiều cao bụi cỏ trên 1m, phần tiếp giáp với lòng sông cũng đã tạo thành băng cỏ liền khối như hàng rào bảo vệ, toàn bộ kè được liên kết thành khối bởi nhũng bụi cỏ vững chắc, có khả năng phòng chống, bảo vệ đê kè qua các mùa lũ khá an toàn.

Từ hiệu quả trên, năm 2011, Dự án Quản lý rủi ro thiên tai, hợp phần 3 tiếp tục đầu tư thực hiện dự án chống sạt lở bờ sông Kone, xã Nhơn Lộc bằng vật liệu địa phương và cỏ Vetiver.
   
- Chiều dài toàn tuyến là 352,7m, trong đó phần lát mái bằng đá là 153,4m và phần lát mái bằng cỏ Vetiver là 199,3m. kinh phí cho dự án là 2.219,1 triệu đồng, trong đó, phần xây lắp là 1.702,6 triệu đồng. hiện nay, kè đã qua một mùa mưa lũ và tương đối ổn định.

Qua xem xét chi phí đầu tư tại dự án này, so sánh giữa kè cỏ và kè bằng đá lát khan, chi phí trên 1m2 cho kết quả như sau:
   
- Gia cố bằng cỏ là 107.385đ, đá lát khan là 212.127đ, giảm 49,37%.
       
- Nếu tính chi phí cho 1m dài của kè bằng đá lát khan là 2.561.300đ và lát cỏ là: 981.960 đ, chi phí giảm 61,6%.

        
- Tổng chi phí cho 1m kè lát đá bao gồm cả chi phí gia cố chân khay bằng đá hộc bỏ rối là: 4423.200đ, kè bằng cỏ là 2943.800đ, chỉ bằng 66,6 giảm 33,4%. Trong điều kiện mái lát cỏ không phải gia cố chân khay bằng đá hộc bỏ rối thì chi phí như trên là: 891.960đ, so sánh chỉ  bằng 22% so với kè đá.

     
Tham khảo qua một số nước đã ứng dụng cho thấy tiết kiệm 85-90% ở Trung Quốc và Australia là 64-72%, nhìn chung cao nhất là 30% chi phí so với biện pháp truyền thống.

Ngoài mức đầu tư chi phí thấp như trên, kè cỏ còn có chi phí duy tu bảo dưỡng thấp.

Tuy nhiên nhược điểm của việc ứng dụng cỏ Vetiver là cây cỏ không chịu được bóng râm. Kè cỏ chỉ phát huy khi cây cỏ đã lớn, ổn định mặt kè, trong khi gia cố kè của miền Trung thường kết thúc ngay trước mùa mưa. Việc trồng, bảo vệ, tưới nước ở nơi có độ dốc cao rất khó khăn. Thời gian đầu dễ bị trâu bò phá. Và một yếu tố rất quan trọng đó là việc nhân giống, phải có đơn vị chuyên về việc này, tuy nhiên việc tư vấn thiết kế và ứng dụng kè cỏ lại do các chủ đầu tư quyết định…do vậy việc ứng dụng cỏ Vetiver vẫn còn rất chậm.
    

Kết luận
        
Qua nghiên cứu và thực tế ở An Nhơn có thể đề xuất việc ứng dụng cỏ Vetiver trên một số công trình, đê kè sau:

  -  Các đoạn đê kè có chiều rộng mái khá, trên 5m, độ dốc vừa phải hoăc nền móng ổn định vững chắc không gây sạt lở hàm ếch, đoạn kè thẳng song song với hướng nước chảy xiết. thi công sớm, hoàn thành trước mùa mưa lũ trên 3 tháng.
  -  Các tuyến  đường giao thông nội đồng có hướng vuông góc với hướng nước chảy, mái ta-luy dương nền đường các tuyến đường lâm sinh.
       
  -  Nghiên cứu trồng bảo vệ các bờ bao bãi rác, xử lý ô nhiễm môi trường.





Nhà cung cấp

CỬA HÀNG NÔNG AN PHÚ             -          ẤP BÌNH ĐỨC, XÃ BÌNH NHÂM, THỊ XÃ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG

Liên hệ :
+ C Tiên             0935505183
+ A..Trực       0935146069    

xem hình ảnh tai:
 http://www.google.com/search?q=co%20vetiver&oe=utf-8&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&hl=en&tab=wi&biw=1280&bih=669


“Không    nhiều  loài  cây  vừa  độc  đáo,  đa  năng,  vừa  kinh  tế,  hiệu  quả,  thân thiện với môi trường, lại đơn giản như cây cỏ Vetiver. Không có nhiều loài cây đã từng được sử dụng một cách lặng lẽ từ hàng trăm năm nay, rồi bỗng nhiên được phổ biến, ứng dụng rộng rãi và nhanh chóng đến vậy trong vòng 20 năm trở lại đây trên khắp thế giới, như cây cỏ Vetiver. Và chắc cũng không có nhiều
loài cây được đặt cho nhiều cái tên thân thương, trìu mến như cây cỏ Vetiver: nào là “cây cỏ lý tưởng”, “cây cỏ độc đáo”, “cây cỏ thần diệu”, “cây cỏ đa năng” v.v., rồi thì “bức tường sống”, “hàng rào sống”, “neo đất sống” v.v. 
                                    Dick Grimshaw, 
                                                            Người sáng lập và Chủ tịch Mạng lưới  Vetiver Quốc tế (TVNI).
    
   Sản phẩm được cung cấp bởi C.ty Dịch vụ Nông nghiệp Nông An Phú.
                                Nông An Phú Agriculture Service  Co.                          
                                                                 N.A.P.A.S

                           Xem chi tiết : http://keotiacanhtrencao.blogspot.com/

Chống xói lở và ô nhiễm môi trường bằng cỏ Vetiver mùa mưa lũ



Chống xói lở và ô nhiễm môi trường bằng cỏ Vetiver mùa mưa lũ

http://covetiver.com/uploads/news/2014_02/556769_4025618561148_113563335_n.jpg
Cỏ Vetiver - một biện pháp bảo vệ kè mái dốc tiết kiệm và hiệu quả.
Ðã qua ba mùa lũ, những nơi trồng cỏ vetiver vẫn không hề bị sạt lở. Mô hình này tỏ ra thích hợp với những nơi ngập sâu, dòng chảy mạnh. Trong đó, tre là loại cây có rễ chùm, sức bám đất mạnh mọc thành bụi, tạo thành mạng lưới bao giữ lấy đất, thân cao chịu được ở những vùng ngập sâu; còn cỏ vetiver có tác dụng chống xói mòn mái dốc rất tốt.
TS Trần Tấn Văn, Viện nghiên cứu khoáng sản và tài nguyên mỏ địa chất nhận xét: "Với những ưu điểm: hiệu quả cao, chi phí thấp, áp dụng đơn giản, thân thiện với môi trường, cỏ vetiver đã trở thành sự lựa chọn để giảm nhẹ bất lợi của thiên tai ở Việt Nam. Chưa kể, làm kè bằng đá hộc, bê-tông, phải khai thác, vận chuyển nguyên liệu từ xa đến. Khi xây bờ kè, phải đào đắp nên thải một lượng lớn đất xuống sông, làm thay đổi dòng chảy, gây trầm trọng thêm vấn đề thiên tai. Mặt khác, bê-tông mảng phủ lên lõi đất cát, rất dễ gãy vỡ khi có xói lở ngầm".

http://covetiver.com/uploads/news/2014_10/kenhtat_luongvaoshau.jpg
Phương án bảo vệ kè bờ kênh Quan Chánh Bố bằng cỏ vetiver - Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu
*
Du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 nhưng đến nay cỏ vetiver thực sự mới được nhiều người biết đến. Ðây là loại cây lưu niên, chỉ cần chăm sóc tối thiểu là nhanh chóng hình thành hàng rào dày đặc chịu hạn hán và ngập lụt tốt. Phần lớn rễ cỏ vetiver mọc thẳng xuống ít nhất ba mét, không hại đáng kể tới cây trồng, vừa làm giảm lượng nước chảy đi và tăng nguồn nước ngầm.
Do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan xen trong đất và có thể chịu lực bằng 1/6 lần so với bê-tông nên hàng rào vetiver có tác động đệm rất tốt, chống được xói mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng cách nhất định. Ngoài việc là một hàng rào bảo vệ hiệu quả, cỏ vetiver còn có thể giải phóng được năng lượng từ dòng xoáy của nước lũ tạo thành dải bờ kè thiên nhiên bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng rất hiệu quả và rẻ, giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thủy điện không bị bồi lấp, chống lũ lụt, hạn chế dòng chảy mất mùa trên diện rộng.
Theo TS Lê Việt Dũng, Trường đại học Cần Thơ, giải pháp chống xói lở bằng cỏ này hiệu quả cao, chi phí thấp, áp dụng đơn giản, lại thân thiện với môi trường. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 37 con sông trong đó có hơn 140 điểm thường xuyên sạt lở mạnh với chiều dài hàng chục km. Ðến nay đã có hơn 3.000 héc-ta đất đã trôi xuống  sông. Chỉ riêng An Giang, hàng năm bị mất bình quân 3,75 triệu mét khối đất, thiệt hại 16,8 tỷ đồng. Những vạt cỏ vetiver đầu tiên được trồng tại một con kênh bị sạt lở nặng ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã giữ bờ đất vững chãi, bờ kênh vẫn nguyên vẹn qua nhiều mùa lũ.
Tại đê bao huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) và đê bao ở một số  cụm, tuyến dân cư vượt lũ khu vực Ðồng Tháp Mười (tỉnh Long An), sau khi trồng bốn tháng, lượng đất trên mái đê mất do bị xói mòn, sạt lở giảm chỉ còn 50 đến 100 tấn/ha (nếu không trồng cỏ thì mất từ 400 đến 750 tấn/ha).
Tỉnh An Giang dự kiến từ nay đến năm 2010 trồng thêm sáu triệu bụi cỏ vetiver (tương đương 3.100 ha) để chống sạt lở bờ đê, bờ sông, hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Ước tính biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách khoảng 50 tỷ đồng (phí nạo vét, tu bổ). Theo ước tính của tỉnh An Giang, từ năm 2006 đến năm 2010, khi ứng dụng hệ thống vetiver để chắn sóng, bảo vệ đê kinh, cụm tuyến dân cư thì sẽ giảm khoảng 47,8 tỷ đồng chi phí nạo vét, tu bổ.
Nhiều năm qua, để chống sạt lở, nhiều địa phương đã trồng cỏ vetiver ven kênh rạch. Ðến nay cỏ vetiver được trồng để chống xói mòn ở Thái Nguyên, Bắc Giang, trên đường Hồ Chí Minh, ở Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang... Ngay cả ở các vùng đất phèn nặng ở vùng Ðồng Tháp Mười, đất ven biển nhiễm mặn cao ở vùng Gò Công Ðông - Tiền Giang, đất chua bạc màu vùng Ðông Nam Bộ, đất cát, đất kiềm mặn vùng bán khô hạn cỏ vetiver cũng đã được trồng thành công.
Bên cạnh tác dụng chống xói mòn, cỏ vetiver còn có khả năng cải thiện chất lượng nước thải và nước ô nhiễm. Theo nhiều nhà khoa học, cỏ vetiver có thể sống được trong nước thải công nghiệp sản xuất giấy,  gạo, bột mì... Sau bốn tháng trồng, cỏ đã giúp giảm nồng độ BOD từ 464 mg/lít giảm xuống 7,8 đến 9,1mg/lít, chất rắn hòa tan từ 8,1 mg/lít giảm xuống 1,8 mg/lít. Do đó, trồng loài cỏ này được xem như xây dựng một hàng rào bê-tông sinh học  bảo vệ đất. Khả năng khác thường với sự chịu đựng và hấp thu chất độc hại cao của cỏ rất thích hợp xử lý nước thải từ sản xuất công nghiệp, cả trên diện rộng. Ước tính, một kg sinh khối chồi cỏ có thể lọc sạch 6,86 lít nước độc hại/ngày.

http://covetiver.com/uploads/news/2014_02/bai-loc_1-1.png
Ngoài ra, trồng thử nghiệm tại vùng đất mặn, kiềm thuộc tỉnh Bình Thuận, sau ba tháng phát triển, cỏ đã khiến đất mặn, kiềm được cải thiện, hàm lượng muối hòa tan và độ pH giảm mạnh và lắng  xuống độ sâu một mét. Những dẫn chứng trên cho thấy cỏ vetiver có khả năng làm sạch, ổn định môi trường.
Giáo sư Paul Trương, Giám đốc và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu cỏ vetiver quốc tế, cho biết: "Ứng dụng hệ thống cỏ vetiver vào việc xử lý nước thải là kỹ thuật còn khá mới và là kỹ thuật sử dụng cây xanh để xử lý môi trường. Ðây là kỹ thuật có nhiều triển vọng vì nó là tự nhiên, xanh tươi, dễ trồng, chi phí thấp...".
Công ty chế biến thủy sản Cafatex (Hậu Giang) dù đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng nước đó xả vào các con kênh vẫn gây ô nhiễm. Công ty đã trồng  khoảng 400 mét vuông cỏ vetiver cạnh bể xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý, được bơm tràn qua thảm cỏ trước khi thải ra kênh rạch, nhờ đó, tình trạng nước kênh rạch bị ô nhiễm gần như không còn. Hiện nay, cỏ vetiver đang được trồng để xử lý nước từ trại chăn nuôi ở Tiền Giang, xử lý nước rò rỉ từ bãi rác ở Vĩnh Long...
Chưa kể, bộ rễ của cỏ vetiver có đặc tính hút chất hữu cơ và vô cơ rất cao nên có tính năng hút được nhiều nước trong đất và có thể hút cả chất đi-ô-xin, giữ lại trong bộ rễ. Khả năng chịu đựng và cải thiện môi trường của loại cỏ này ở vùng ô nhiễm, khắc nghiệt cũng cao hơn gấp nhiều lần so với các loại thực vật khác. Khảo nghiệm thực tiễn cho thấy việc dùng loại cỏ này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường là rất có triển vọng. Chất độc da cam lẫn trong đất cát khi mưa xuống rất dễ lan tỏa không kiểm soát được. Nếu trồng cỏ vetiver tạo thành hàng rào khép kín với bộ rễ sâu một đến bốn mét có thể ngăn rửa trôi, chống lây lan phát tán chất độc.
Tại Việt Nam, khu vực có nhiều chất độc da cam dioxin như vùng A Lưới (Huế) đang được mạng lưới vetiver quốc tế tài trợ chương trình "Nâng cao chất lượng nước tại Việt Nam" bằng việc trồng cỏ vetiver.
Hiện nay, Trung Quốc đã dùng cỏ vetiver để hút chất thải thấm ra từ các bãi rác lớn. Australia dùng cỏ vetiver để xử lý chất thải từ các lò mổ gia súc, nhà máy nhuộm tẩy và xử lý thuốc bảo vệ thực vật.
Tại Việt Nam, do không có đủ kinh phí để đổ bê-tông bảo vệ bờ sông, bờ kênh rạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên việc trồng cỏ vetiver hiện là giải pháp tối ưu vì chi phí trồng rất thấp. Từ năm 2000, Trường đại học Cần Thơ đã thực hiện chương trình ổn định bờ sông, kênh rạch với kinh phí hàng năm từ 6 nghìn đến 10 nghìn USD.  Sau khi nhân giống thành công, cỏ vetiver đã được nhân rộng, tại 12 trong 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích hàng nghìn héc-ta. Sắp tới, trường sẽ mở rộng việc vận động các tỉnh trong khu vực trồng cỏ này để xử lý ô nhiễm môi trường nước.



Nhà cung cấp

CỬA HÀNG NÔNG AN PHÚ             -          ẤP BÌNH ĐỨC, XÃ BÌNH NHÂM, THỊ XÃ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG

Liên hệ :
+ C Tiên             0935505183
+ A..Trực       0935146069    

xem hình ảnh tai:
 http://www.google.com/search?q=co%20vetiver&oe=utf-8&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&hl=en&tab=wi&biw=1280&bih=669


“Không    nhiều  loài  cây  vừa  độc  đáo,  đa  năng,  vừa  kinh  tế,  hiệu  quả,  thân thiện với môi trường, lại đơn giản như cây cỏ Vetiver. Không có nhiều loài cây đã từng được sử dụng một cách lặng lẽ từ hàng trăm năm nay, rồi bỗng nhiên được phổ biến, ứng dụng rộng rãi và nhanh chóng đến vậy trong vòng 20 năm trở lại đây trên khắp thế giới, như cây cỏ Vetiver. Và chắc cũng không có nhiều
loài cây được đặt cho nhiều cái tên thân thương, trìu mến như cây cỏ Vetiver: nào là “cây cỏ lý tưởng”, “cây cỏ độc đáo”, “cây cỏ thần diệu”, “cây cỏ đa năng” v.v., rồi thì “bức tường sống”, “hàng rào sống”, “neo đất sống” v.v. 
                                    Dick Grimshaw, 
                                                            Người sáng lập và Chủ tịch Mạng lưới  Vetiver Quốc tế (TVNI).
    
   Sản phẩm được cung cấp bởi C.ty Dịch vụ Nông nghiệp Nông An Phú.
                                Nông An Phú Agriculture Service  Co.                          
                                                                 N.A.P.A.S

                           Xem chi tiết : http://keotiacanhtrencao.blogspot.com/